Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

T5/2021 Bitcoin điều chỉnh mạnh từ 60k về 30k, thì GameFi xuất hiện và mang lại dòng tiền mới cho toàn bộ thị trường, một lần nữa BTC lập đỉnh mới.

Vậy câu chuyện có tiếp tục lặp lại với NFT?

Để thị trường đón được làn sóng mới thì sẽ phải có những câu chuyện mới, những ý tưởng mới thuyết phục được nhà đầu tư xuống tiền và lấy được sự chú ý của những người chơi mới. Không ai biết chính xác khi nào điều đó diễn ra, có thể là 6 tháng, 1 năm thậm chí lâu hơn. Tiền không dành cho số đông, đôi khi chỉ cần nắm bắt được 1 con sóng, vị thế sẽ thay đổi hoàn toàn, như Defi, GameFi.. là ví dụ

 

Tổng quan

Trong khoảng thời gian gần đây, thị trường NFT đã không còn sôi động như lúc trước. Bằng chứng là volume trading giảm dần, NFT Bluechip lập đáy mới, giá floor price giảm, trend freemint pump dump shit NFT…

Khi thị trường hết ý tưởng là lúc NFT shit bắt đầu lên ngôi, các NFT sinh ra đơn thuần chỉ là trò chơi pump dump, thao túng… Có những ngày mà top collection của OpenSea toàn là các dự án freemint mới soldout được vài tiếng đồng hồ và dự án chỉ mới phát triển trong khoảng thời gian tính bằng ngày.

Và đến một ngày người chơi cũng chán sự pump dump vì đa phần đều mất tiền, thị trường không có gì mới thì nhà đầu tư cũng giảm bớt dòng tiền của mình dành cho NFT => Đây chính là thị trường NFT ở thời điểm hiện tại.

=> Đây có thể coi như là một đợt điều chỉnh mạnh của NFT sau đợt tăng trưởng đột biến 2021

Trong suốt 2022, hàng loạt thương hiệu Web2 lớn như Starbucks, Disney, Louis Vuitton, Nike… hay mới đây là cựu Tổng thống Donald Trump – người từng chỉ trích thậm tệ crypto, cũng đã phát hành NFT và dành cho sân chơi này một số khoản đầu tư nhất định. Vì vậy, mình vẫn tin vào sức bật NFT sẽ tăng tốc mạnh vào năm 2023, nhiều công ty hơn nữa tiếp tục đổ xô vào NFT.

Nổi bất có Reddit với số lượng ví NFT vượt Opensea, hơn 3 triệu Redditor sử dụng ví blockchain Vault của Reddit để tạo ví crypto, với 2,5 triệu trong số đó dùng để mua NFT làm ảnh đại diện.

 

Tình hình hoạt động

Volume 3 tháng gần đây các Marketplace

Nổi bật ở đây có BLUR, raise đc 14 triệu USD, hiện Blur sẽ không tính phí giao dịch hay bất cứ loại phí dịch vụ nào khi người dùng sử dụng những công cụ được cung cấp trên Blur, bao gồm sàn NFT, aggregator, cho tới những công cụ phân tích thống kê dành cho các trader chuyên nghiệp. Về phần phí bản quyền, Blur không bắt buộc nhưng vẫn khuyến khích người dùng tự nguyện điều chỉnh phần phí này ở mức 0.5% (bằng với phí giao dịch trên Sudoswap) + Cộng thêm BLUR công bố ra mắt token riêng và airdrop theo 3 gói cho người dùng đã giao dịch NFT trong 6 tháng qua, gồm Uncommon, Rare và Legendary… => Dẫn đến Volume tăng đột biến trong thời gian qua

Volume các marketplace từ trước đến nay

Trong đó >85% vẫn nằm trên ETH

Daily active trong 1 năm lại giảm không đáng kể, chứng tỏ NFT vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của mình, giữ chân được người dùng

 

Lợi nhuận hàng tháng thì đã giảm đáng kể sau 1 năm, chủ yếu là do downtrend user hạn chế giao dịch, dự án chết bị delist khỏi sàn, ít dự án mới

 

Downtrend ảnh hưởng chung đến toàn bộ thị trường chứ không riêng gì NFT, mặc dù vậy theo thống kê của tokenterminal, Opensea – Marketplace NFT vẫn là Dapp có lợi nhuận tốt nhất trên thị trường kể cả trong downtrend

 

Tính ứng dụng của NFT hiện tại

Mặc dù vẫn chỉ ở gian đoạn sơ khai, nhưng cũng không thể phủ nhận được nhưng công năng thực tể của NFT đem lại

NFT và Web3 giúp thay đổi thị trường âm nhạc

Thị trường âm nhạc đang đứng trước những thay đổi lớn trong tương lai nhờ vào blockchain và NFT.

Vấn đề của thị trường âm nhạc hiện tại

Các nghệ sĩ đang gặp chung một vấn đề là họ nhận được một phần rất nhỏ trong doanh thu trực tiếp đến từ các sản phẩm âm nhạc. Theo một báo cáo của CitiGroup, nghệ sĩ chỉ nhận được khoảng 12% trong tổng doanh thu từ sản phẩm âm nhạc của họ. Phần lớn doanh thu còn lại sẽ rơi vào các hãng thu âm và nền tảng streaming…

Một mô hình hãng thu âm mới

Sự xuất hiện của blockchain, DAO và NFT đã tạo ra một mô hình hãng thu âm mới. Nghệ sĩ giờ có thể gọi vốn từ cộng đồng để phát triển các sản phẩm âm nhạc và sự nghiệp của mình thông qua việc phát hành NFT.

Ví dụ, một số nền tảng gọi vốn thông qua NFT âm nhạc như Royal, Corite,… tại đây nghệ sĩ có thể tạo ra các NFT của riêng mình và mở bán để gọi vốn. User mua NFT sẽ được chia sẻ quyền sở hữu âm nhạc, tức là sẽ nhận được doanh thu từ các sản phẩm của nghệ sĩ và bên cạnh đó là nhiều quyền lợi đặc biệt khác.

  • Nghệ sĩ nhận được vốn, người hâm mộ được đầu tư và nhận lại lợi nhuận từ thần tượng của mình. Người hâm hộ có nhiều cơ hội tham gia cùng hành trình của nghệ sĩ
  • Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn hạn chế. Hiện tại vẫn chưa có giải pháp để minh bạch khoản doanh thu mà nghệ sĩ thật sự nhận được vì phần lớn doanh thu của họ vẫn đến từ các nền tảng âm nhạc truyền thống, không được xây dựng trên blockchain.

 

Nền tảng web3 streaming

Các nền tảng streaming âm nhạc hiện tại như Spotify, Apple Music đang là một bên thứ ba lấy đi phần lớn doanh thu của nghệ sĩ. Web3 hay blockchain đã mở ra một hướng đi mới dành cho nền công nghiệp âm nhạc. Về bản chất, web3 giúp cắt bỏ đi những bộ phận trung gian, xây dựng một mô hình phi tập trung và trao quyền lợi lại nhiều hơn cho những người tham gia.

 

SocialFi

SocialFi là viết tắt của Social Finance – kết hợp giữa mạng xã hội và tài chính trên Blockchain, Dao và NFT đóng vai trò quan trọng như: Định danh, đăng nhập tài khoản social, vote DAO, không bị kiểm soát và không bị giả danh….

Các công ty social media dần gia nhập SocialFi như Facebook, Instagram, Twitter, Reddit…

Xu hướng SocialFi NFT trên mạng xã hội

  • Avatar bằng NFT
  • Mua bán trực tiếp trên các nền tảng truyền thông xã hội
  • Làm cho NFT trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng

Nổi bật ở đây phải kể đến Hệ sinh thái của Lens Protocol, khi tận dụng thêm được rất nhiều tính năng khác của NFT trong mảng Social

 

Thời trang metaverse 

Thời trang sẽ tiếp tục đóng vai trò là lá cờ tiên phong trong việc áp dụng Web3. Bằng cách quan sát quá trình tiếp nhận của nhiều thương hiệu thời trang trong năm 2022 với NFT, cho thấy nhiều chuyển biến tích cực, lượng người dùng quan tâm không hề nhỏ

Các hãng thời trang lớn đã áp dụng NFT: Nike, Louis Vuitton, Dolce & Gabbana, Burberry, Adidas…

 

NFT mang lại sự thay đổi lớn cho ngành nghệ thuật truyền thống

Ở thị trường truyền thống sẽ rất khó khăn để thành công trong lĩnh vực nghệ thuật nếu chỉ tập trung vào làm nghệ thuật. Một họa sĩ khi hoàn thành một tác phẩm của mình và muốn công chúng biết đến và bán sản phẩm đó thì cần phải tìm kiếm một phòng trưng bày để quảng bá. Nếu thành công họ sẽ cần bỏ thêm khá nhiều chi phí hậu cần để tham gia triển lãm lớn và thậm chí là kết nối với những bên chuyên làm đấu giá để sản phẩm của mình bán được giá tốt hơn.

Còn nếu nghệ sĩ NFT hóa sản phẩm của mình thì điều này sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần list các sản phẩm của mình bằng NFT thông qua các nền tảng như OpenSea, Foundation, Rarible,… Các nền tảng này được xem như là phòng trưng bày, triển lãm và cũng là bên giúp nghệ sĩ mở bán các tác phẩm của mình. Chi phí niêm yết lên các nền tảng này gần như bằng không.

=> Bên cạnh đó, các mạng xã hội như Twitter, Instagram, Facebook cũng đã hỗ trợ NFT và cộng đồng quan tâm đến NFT trên đây cũng không ít. Với sự có mặt của NFT, nghệ sĩ đã có thể cắt giảm gần như toàn bộ chi phí tổ chức triển lãm, sự kiện và chi phí cho bên tổ chức đấu giá. Lúc này, họ chỉ cần bỏ chi phí để đẩy mạnh việc tiếp cận với đối tượng mục tiêu thông qua các nền tảng mạng xã hội.

 

Phí hoa hồng

Đối với thị trường art truyền thống, các phòng trưng bày thường sẽ lấy từ 10-20% phí hoa hồng sau khi thực hiện bán xong, thậm chí có những bên sẽ lấy tới 50% chi phí hoa hồng. Đối với các nhà đấu giá thì chi phí này cũng sẽ giao động từ 15-20%. Như vậy, người nghệ sĩ sẽ chỉ nhận được nhiều nhất là khoảng 80% so với giá trị thực tế của tác phẩm.

Đối với NFT khi mở bán trên các nền tảng như OpenSea, X2Y2,… thì nghệ sĩ sẽ chỉ mất phí hoa hồng từ 2,5-5%. Một chi phí rất nhỏ khi so sánh với thị trường truyền thống.

 

Phí bản quyền

Phí bản quyền là phần phí mà nghệ sĩ sẽ được nhận khi sản phẩm của mình được giao dịch ở thị trường thứ cấp, có nghĩa là người mua sẽ tiếp tục bán cho các người mua khác. Và khi bất kỳ giao dịch nào được diễn ra, người tạo ra sản phẩm sẽ nhận được một khoản tiền gọi là phí bản quyền (royalty fee hay creator fee). Hiện tại ở thị trường art truyền thống không thể làm được điều này vì người nghệ sĩ không kiểm soát được các giao dịch diễn ra sau khi họ hoàn tất bán sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, đối với NFT điều này lại trở nên cực kì dễ dàng. Người nghệ sĩ có thể thu được phí bản quyền thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh. Khi bất kỳ giao dịch mua bán NFT được diễn ra, hợp đồng thông minh sẽ tự động trích phần phí bản quyền, thông thường sẽ là 2,5-10% giá trị giao dịch, và gửi vào ví của nghệ sĩ.

 

Kết hợp giữa NFT và Finance 

Các giao thức trong mảng NFTFi được sinh ra chủ yếu để tăng thanh khoản cho NFT, tối ưu hóa dòng tiền cho và tạo ra nhiều động lực để user mua và tích trữ NFT như một loại tài sản có giá trị lâu dài hơn là một phương tiện đầu cơ như hiện tại.

Các mảng chính trong NFTFi

Cung cấp thanh khoản

Phổ biến nhất hiện nay là mô hình Marketplace NFT – kết nối bên mua và bên bán (P2P), là nguồn thanh khoản cho cả thị trường. Chính vì cơ chế như thế nên NFT đã trở thành một loại tài sản có tính thanh khoản kém hơn các kênh đầu tư khác

Lending and Borrowing

Mảng cho vay trong NFT hoạt động tương tự như trong DeFi, khác biệt ở chỗ tài sản thế chấp sẽ là NFT (thường là những NFT blue-chip do chúng có tính thanh khoản cao hơn) thay vì các token ERC-20. Để đảm bảo sự an toàn cho người cho vay, dự án có thể đặt ra công thức để tính ngưỡng giá thanh lý phù hợp khi giá sàn của các bộ sưu tập NFT bắt đầu giảm. Một số dự án như JPEG’d còn cho phép thế chấp NFT để mint ra các stablecoin – một cơ chế tương tự như Collateral debt positions (CDPs) được sử dụng cho DAI của MakerDAO.

Đối với những dự án BNPL, người mua sẽ phải trả trước một khoản tiền (down payment) để nhận hoặc có quyền truy cập vào một số quyền lợi đang có của NFT và sau đó sẽ phải trả lại phần tiền còn thiếu trong một khoảng thời gian (tùy thuộc vào quy định của dự án).

Phái sinh

Các nền tảng phái sinh trong NFT hoạt động tương tự như trong DeFi. Người dùng có thể mua và bán các hợp đồng quyền chọn. Hầu hết các dự án về tài sản phái sinh đối với NFT chỉ mới trong giai đoạn hoàn thiện, demo hoặc chuẩn bị ra mắt. Nổi bật trong số này có: nftperp & Mimicry (thị trường dự đoán dành cho NFT) hay Hook (đang trong giai đoạn chạy thử trên testnet).

Aggregator

Aggregator là giải pháp tổng hợp giá từ các sàn NFT khác nhau để giúp người dùng có một nguồn dữ liệu “all-in-one” khi mua hoặc bán NFT. Hai nền tảng nổi bật trong mảng này là Gem.xyz (đã được mua lại bởi OpenSea) và Genie (đã được mua lại bởi Uniswap)

NFT Domain

NFT Domain – tên miền dưới dạng NFT – là tên miền được lưu trữ trên blockchain và cho phép người dùng có toàn quyền kiểm soát với dữ liệu mà họ lưu trữ trên website thay vì bị kiểm soát bởi một máy chủ tập trung như hệ thống tên miền hiện tại đang hoạt động. Đồng thời, việc cho phép liên kết các tên miền với các địa chỉ ví cũng giúp dễ đọc hơn và giảm được phần nào sai sót có thể xảy ra

Giống như thời kì đầu của Internet, các địa chỉ IP luôn tồn tại ở dạng một dãy số như 145.789.543 gây rất nhiều khó khăn cho người dùng sau này đã dần được thay thế bằng những tên miền dễ nhớ hơn như apple.com hay coinlab.venture… từ đó cũng góp phần giúp Internet được sử dụng rộng rãi hơn.

Người dùng phổ thông có thể liên kết địa chỉ ví của mình tới một tên miền của một website được lưu trữ trên IPFS hoặc DNS truyền thống (.com thay vì .eth) thông qua ENS Manager App. Tên miền DNS được gắn vào ENS cũng sẽ không tốn phí nhưng người dùng vẫn phải có sẵn ETH trong ví để thanh toán cho các tác vụ khi tương tác với blockchain thông qua hợp đồng thông minh sẵn có của ENS.

Làn sóng tên miền NFT bắt nguồn từ Ethereum Name Service (ENS) – và Unstoppable Domains

Một số lợi ích của NFT khác như
  • Ngành BDS
  • Mở bán vé tại các sự kiện
  • NFTid – Định danh…
  • Gaming và DAO

 

Đánh giá dự án NFT khi xác định đầu tư

  1. Xác định rõ mục tiêu đầu tư dài/ngắn hạn

Việc holding NFTs chỉ dành cho các bộ sưu tập blue-chips, thường là những bộ sưu tập độc lạ trên thị trường, vốn chỉ chiếm 3% trong tổng số vô vàn bộ sưu tập NFT ngoài kia (và thường thấy hầu hết đều tập trung ở Ethereum). Các bộ sưu tập NFTs còn lại chỉ nên chơi trong ngắn hạn.

  1. Vòng đời của một dự án NFT

Hầu hết các dự án NFT có một vòng đời tương tự nhau trên những sàn giao dịch. Một dự án NFT sẽ được coi là “chết” nếu đội ngũ đằng sau dự án gặp vấn đề, scam, hoặc độ nóng của dự án đã không còn nữa. Phần lớn việc bán NFT sẽ diễn ra ngay sau lúc mint hoặc sau lúc reveal, tùy thuộc vào độ quan tâm của cộng đồng dành cho dự án.

Nếu xác định mục tiêu đầu tư ngắn hạn thì nên bán vào lúc độ hype cao nhất và bán càng sớm càng tốt. Còn nếu như mục tiêu là hold thì nên bán vào lúc dự án đã ở giai đoạn “Chín”. Có thể bán 25-50% số NFT ở giai đoạn hype lúc đầu

  1. Về blue-chip NFT

Một dự án được xem là “blue-chip” khi nó hội tụ đủ các yếu tố như:

⚡️ Đội ngũ xuất sắc: bao gồm các thành viên có năng lực xuất sắc về tất cả các mảng, từ designers, artists, coders, tới marketers am hiểu thị trường.

⚡️Số lượng giới hạn

⚡️ Cộng đồng phát triển một cách tự nhiên: khi phát triển một cách tự nhiên, độ hype sẽ phát triển từ từ lúc ban đầu và bùng nổ vào thời gian sau; còn khi cộng đồng phát triển một cách bùng nổ ngay từ đầu thì có khả năng là chúng “không tự nhiên”. Bên cạnh đó, một cộng đồng giá trị là khi các thành viên trong đó bàn luận về những cách phát triển dự án chứ không chỉ nói chuyện giá cả. Cuối cùng là, những cộng đồng được phát triển một cách tự nhiên sẽ diễn ra giữa những hội nhóm không liên quan gì đến nhau (chứ không phải phát triển từ một nhóm chung ban đầu và phát triển thông qua các invite links vô thưởng vô phạt trên Discord)

  • Văn hóa là phần khó nhất để định giá. Văn hóa là các nhận thức, kinh nghiệm và niềm tin được lan truyền trong một xã hội. Giá trị của văn hóa có thể đến từ giá trị thương hiệu, giá trị lịch sử và nhu cầu thể hiện.

⚡️ Tính nghệ thuật

⚡️Tính năng NFT: Holder NFT có thể được airdrop, chia sẻ doanh thu cùng dự án, đãi ngộ của DAO, Sử dụng được các tính năng Finance….

⚡️ Độ uy tín của Partner, Kol…

  1. Sử dụng các công cụ phân tích
  1. Đừng tin các influencers một cách mù quáng
  2. Giai đoạn phát triển của thị trường NFT

Có 4 giai đoạn tất cả: từ bắt đầu ⇒ phát triển ⇒ náo nhiệt ⇒ thoái trào. Giai đoạn thoái trào là lúc chúng ta nên đầu tư cẩn thận và có chọn lọc hơn, bởi dòng tiền đổ thị trường không còn quá fomo như trước nữa.

 

Tổng kết

Không phủ nhận thị trường NFT đang được vận hành bởi sự FOMO, nhiều bộ sưu tập NFT được định giá rất cao nhưng thực tế không sở hữu nội tại tương ứng với giá trị ấy. Tuy nhiên, đằng sau đó, NFT vẫn chứa đựng những giá trị nhất định mà phần lớn chúng ta vẫn chưa nhận biết được.

Đối với một xu hướng công nghệ mới, Anh em sẽ hoài nghi về tính ứng dụng thực tiễn của nó, điều đó là hiển nhiên. Và cũng như bao công nghệ khác, NFT đang trong quá trình đi tìm kiếm chỗ đứng riêng của chính mình, và đây sẽ là một chặng hành trình dài.

Theo quan điểm cá nhân, mình vẫn nhận định NFT không chỉ dừng lại ở đây, mà sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa sau khi được áp dụng triệt để tất cả các tính năng.

Bài viết không mang tính chất là lời khuyên đầu tư, anh em nên có trách nhiệm với từng quyết định đầu tư của mình. Đừng quên theo dõi CoinLAB để không bỏ lỡ những bài viết hay và bổ ích về thị trường Crypto.

 

Tác giả: Alden

Other News