Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Real Yield trong DeFi

Trong tài chính truyền thống, Real Yield đo lường lợi tức danh nghĩa trừ đi lạm phát. VD: nếu một trái phiếu mang lại lợi nhuận 8% và lạm phát lên đến 7% trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu, thì lợi suất thực tế (Real Yield) của trái phiếu là 1%.

Còn đối với DeFi, Real Yield trở thành lợi tức được tạo ra từ các hoạt động kinh tế và phí thu được từ các dịch vụ do giao thức cung cấp. Real Yield (Real Yield Farming) trong mô hình DeFi, lợi nhuận của người dùng được chia sẻ từ doanh thu giao thức thông qua stake hoặc lock token. Nguồn thu này phải được tính bằng tài sản blue chip hoặc stablecoin để đảm bảo giữ giá trị và thanh khoản cao theo thời gian. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất so với Defi 1.0

Với định nghĩa trên thì ra có thể chia DeFi thành 2 loại

  • Token Emissions (Token được phân phát từ tổng cung, hay token mint từ không khí)
  • Real Yield (Giá trị thật tạo ra lợi nhuận cho cả dự án lẫn nhà đầu tư)

Ở dạng Token Emissions, token của dự án sẽ dùng phần lớn cho các chương trình incentives thông qua Farming, Staking, P2E trên gamefi…. mỡ nó rán nó, không tạo được ra tính bền vững vì dự án không có doanh thu để hỗ trợ cho những khoản này

 

Tại sao Real Yield lại được nhắc đến nhiều trong Defi?

Real Yield được áp dụng trong Defi 2.0 chủ yếu là để khắc phục những hạn chế có trong Defi 1.0 như:

  • Lạm phát: Thu hút người dùng chủ yếu từ APY cao và trả thưởng bằng inflationary rewards tokens, farm tokens, hoặc rebase token. Qua thời gian tình trạng lạm phát ngày càng cao, thiếu hụt thanh khoản, từ đó làm APY giảm và không còn hấp dẫn để thu hút dòng tiền mới nữa
  • Hạn chế sử dụng nguồn vốn
  • Khả năng mở rộng kém

 

Defi 2.0 giải quyết các vấn đề

  • Tạo giá trị thật thay vì mint token vô tội vạ, doanh thu có thể được chia sẻ cho người dùng dưới dạng token bluechip hoặc stablecoin, giảm thiểu được lạm phát
  • Nhiều usecase cho token gốc
  • Mô hình phù hợp với dòng tiền lớn, có tính lâu dài và ổn định tạo sự phát triển bền vững
  • Hiệu quả sử dụng vốn cao
  • Giảm thiểu rủi ro impermanent loss (mất mát vô thường)
  • Ở DeFi 2.0 sẽ tăng cường phi tập trung thông qua DAO, tận dụng sức mạnh của cộng đồng. Bởi vì bây giờ mọi người đang đóng góp và phát triển vào chính nguồn doanh thu của mình

Real Yield là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên nhiều dự án đang quá lạm dụng để đánh bóng tên tuổi. Như mình đã nói ở trên, Real Yield chỉ được tạo ra khi dự án đã có lợi nhuận ổn định để có thể chia sẻ lại cho các nhà đầu tư vào dự án. Vậy nên anh em cũng cần phải check kỹ những dự án loại này trước khi xuống tiền đầu tư

Top Dapps có lợi nhuận tốt nhất

 

Các giao thức DeFi tạo ra Real Yield như thế nào?

Trước đây trong giao thức DeFi 1.0, governance token phù hợp để bỏ phiếu cho các đề xuất cải tiến dự án. Nhưng nếu governance token được chia sẻ doanh thu (Phí thu được từ giao thức) thông qua hình thức stake hoặc lock token, thì đây cơ bản có thể được xem là nguồn mang lại Real Yield.

Các dự án phải thu hút được người dùng trả phí, Ví dụ như các sàn giao dịch phi tập chung (DEX), Giao dịch phái sinh, Lending/Borrowing….

  • Sàn DEX: Uniswap, SushiSwap, Curve, 1inch, Balancer, PancakeSwap, Trader Joe, Osmosis, QuickSwap và SpookySwap: Trong trường hợp này, phí mà user phải trả cho mỗi giao dịch chính là real yield
  • NFT Marketplace: OpenSea và LooksRare: Phí mua bán NFT, Phí bản quyền là real yield
  • Giao dịch phái sinh: dYdX, GMX, và Synthetix: Phí đóng, mở, giữ vị thế, phí thanh lý là real yield
  • Lending/Borrowing: Aave, Compound, MakerDAO và TrueFi: Chênh lệnh lãi suất vay và cho vay
  • Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Filecoin, Helium, Arweave và The Graph: Cho thuê nguồn lưu trữ dữ liệu, cung cấp dữ liệu, phí tra cứu dữ liệu….

=> Tóm lại, một dự án real yield sẽ phải có một mô hình kinh doanh mà người dùng sẵn sàng trả phí để sử dụng, phần phí thu được ở càng nhiều nguồn thì dự án mới có thể duy trì và phát triển bền vững

 

Sự thành công của GMX với mô hình kinh tế độc đáo, đã khiến GMX trở thành một trong những dự án Real Yield rất thành công ở thời điểm hiện tại, tính đến tháng 11/2022 dự án đã phân phối khoảng 73 triệu USD lợi nhuận và số lượng người dùng sử dụng sản phẩm lên đến 238k user. Các LP kiếm được 70% doanh thu của GMX thông qua token GLP và 30% còn lại thuộc GMX holder (user đã lock GMX) được phân phối bằng ETH hoặc AVAX, tùy thuộc vào chain sử dụng. GMX có 86% token hiện đang được khóa để kiếm lợi nhuận theo mô hình trên.

Anh em có thể đọc bài phân tích chi tiết Tại đây

 

Một số dự án nổi bật về Defi 2.0

Hiện tại thì đa số các dự án kiểu này đều thuộc mảng phái sinh, và hệ sinh thái mạnh nhất là Arbitrum

 

Những công cụ hỗ trợ tìm hiểu doanh thu của dự án

Làm cách nào để anh em có thể tìm ra và đánh giá những dự án tốt tạo ra doanh thu hiệu quả, dưới đây là những công cụ hỗ trợ research hỗ trợ tìm kiếm thông tin về dự án quan trọng:

 

Tiêu chí lựa chọn dự án Real Yield chất lượng

  • Sản phẩm phù hợp với thị trường, có cơ chế khuyến khích token và tạo ra giá trị thật
  • Doanh thu của dự án phải cao hơn chi phí hoạt động + token emmisions (phân phát token từ tổng cung). Một số dự án đã có doanh thu cao nhưng lợi nhuận vẫn còn thấp, vì chi phí hoạt động cao, phần doanh thu không bù đắp được cho phần token lạm phát.
  • Dự án không có Real Yield chưa hẳn là dự án không tốt, quan trọng là dự án có lộ trình sử dùng nguồn Yield từ emission rõ ràng
  • Doanh thu, lợi nhuận và phần giá trị dành cho token holder là 2 vấn đề riêng biệt, anh em cần lưu ý khoản này. Vì nhiều dự án tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao nhưng không chia sẻ phần doanh thu đó cho các token holder

 

Liệu Real Yield có giúp Defi phát triển tốt hơn không?

  • Tương lai các giao thức DeFi Real Yield sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có tính bền vững, tiện ích thực, lợi nhuận thực và mang lại giá trị cho cộng đồng.
  • Real Yield tạo giá trị cho cả giao thức lẫn cộng đồng, sẽ giúp người dùng có những góc nhìn tích cực hơn về Crypto nói chung và DeFi nói riêng
  • Và hơn nữa, sự xuất hiện của Real Yield sẽ loại bỏ đi những dự án kém chất lượng, giá trị ảo… Thanh lọc lại thị trường

 

Tổng kết

Mặc dù “Real Yield” tạo được nhiều ấn tượng tốt, nhưng mô hình này chưa hoàn toàn hoàn hảo và vẫn còn một số điểm trừ

  • Đầu tiên, các giao thức cần phải có lợi nhuận để cung cấp một cái gì đó cho các bên liên quan, vì vậy nó không có tác dụng gì nhiều đối với các dự án mới có ít người dùng.
  • Thứ hai, các giao thức trong giai đoạn mới phát triển vẫn phải sử dụng đến phần token emmisions, để cạnh tranh và thu hút user cung cấp thanh khoản cũng như Volume giao dịch.
  • Thứ ba, nếu các giao thức chia sẻ phần doanh thu này cho các User cấp thanh khoản hoặc Token holder, điều đó có nghĩa là dự án có ít kinh phí hơn cho nghiên cứu và phát triển. Điều này có thể ảnh hưởng đến một số dự án về lâu dài.

Chỉ những giao thức có nguyên tắc, định hướng rõ ràng và sản phầm phù hợp với thị trường mới tồn tại được. Xu hướng “Real Yield” chỉ mới bắt đầu gần đây, tương lai DeFi vẫn còn nhiều cửa sáng đáng để chờ đợi.

Bài viết không mang tính chất là lời khuyên đầu tư, anh em nên có trách nhiệm với từng quyết định đầu tư của mình. Đừng quên theo dõi CoinLAB để không bỏ lỡ những bài viết hay và bổ ích về thị trường Crypto.

 

Tác giả: Alden

Other News